Thứ Năm, 11 tháng 5, 2017

Cách Google PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ và XẾP HẠNG nội dung chất lượng của website

Vào khoảng cuối năm 2015, Google tiết lộ 1 trong 3 yếu tố xếp hạng đầu tiên mà Google dùng để xếp hạng 1 website đó là RankBrain. Gần đây, vào cuối tháng 3, Google đã chính thức xác nhận 3 yếu tố hàng đầu "Top Three Ranking Signals" của 1 website là : RankBrain, Links & Content. ( Thứ tự vị trí 3 yếu tố này như nào thì mình không biết vì Google cũng không nói, chỉ chính thức xác nhận đây là 3 yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến thứ hạng thôi )

Mọi người đều biết là SEO hiện nay thì cần tập trung vào việc xây dựng nội dung. Tuy nhiên, có một sự thật là không phải nội dung chất lượng nào mà bạn đầu tư cho site thì cũng được Google đánh giá cao và cho thứ hạng cao. Và những SEOers nhận thức được sức mạnh của Content chất lượng trong SEO thì cũng cần biết rõ về cách mà Google phân tích, đánh giá rồi xếp hạng Content chất lượng của họ. Chúng ta cùng tìm hiểu !

Nguồn : https://moz.com/blog/google-may-analyze-evaluate-quality-content-whiteboard-friday


#1 - "Google, you read my mind" - "Google đọc được suy nghĩ của bạn"
Để minh họa cho điều này, Rank lấy ví dụ khi bạn thực hiện tìm kiếm với từ khóa "Best Granola Brands" (Granola là một loại thực phẩm sạch "ngũ cốc" dùng giảm c) , để dễ hiểu thì bạn cứ nghĩ sang tiếng Việt với 1 ví dụ đơn giản như là "Hãng chocolate nào tốt nhất" nhé.

Bạn thử nhập vào search với từ khóa này đi, lúc này kết quả ở top 1 trả về là bài viết với tiêu đề "The World's 10 Healthiest Granolas"



#2 - Chủ đề liên quan - "Related Topics"
Yếu tố thứ hai, các chủ đề, cụm từ, thuật ngữ liên quan... Với trường hợp này, khi Google nhiều lần nhận thấy các từ khóa tìm kiếm như "best granola brands" or "granola brands" or "best granola" xuất hiện trên website, Google lúc này cũng nhìn thấy những từ hoặc cụm từ liên quan như "healthy - sức khỏe" , "nutrious - bổ dưỡng" , "fat & sugar" , "calories"...

Nếu Google nhận thấy những từ này thường được sử dụng trong các chủ đề, Google lúc này sẽ ưu ái cho những page có content chứa chúng và ngược lại, Google sẽ đánh giá thấp những site không tối ưu hoặc không có sự xuất hiện của những nhóm từ Google đã thu thập dữ liệu là có liên quan đến chủ đề chính "Granola" này.

Google có thể nói rằng "Thật tệ và thật sự dư thừa khi có những page về Granola mà không một chỗ nào trên trang này đề cập đến Nuts, bởi vì chúng tôi rất thường xuyên thấy Granola và Nuts đi cùng với nhau khi đề cập đến một trong hai, đây là đặc trưng của chúng". Hoặc xét ở một khía cạnh khác, khi Google nhìn thấy một thương hiệu Granola nào đấy, Google bắt đầu tìm kiếm và so sánh nhưng yếu tố liên quan đến một sản phẩm dinh dưỡng cụ thể như : "thành phần dinh dưỡng, calories, lượng đường sugar, lượng béo fats,..." và khi Google không tìm thấy những yếu tố này trên 1 page, chắc chắn page này sẽ bị đánh giá thấp.



#3- "K.I.S.S" 

Lời khuyên thứ 3 mà Rand dành cho chúng ta đó là phương châm quen thuộc của Steve Jobs :3 , bạn nào fan của Jobs và Apple chắc biết "K.I.S.S" nghĩa là "Keep It Simple! Stupid". Rand không nói cụ thể điều này nhưng qua giải thích của anh ấy thì mình hiểu là : Trong mọi trường hợp, bạn đừng quá cầu kỳ và phức tạp hóa mọi thứ, hãy đơn giản nhất có thể miễn là nó giúp bạn mang lại kết quả đẹp.

Cụ thể với Content thì là thế này, Google hiện nay thì quá đỗi thông minh để nhận ra được 1 website nào là qua loa về nội dung, số lượng chứ không chất lượng. Xét về mặt Content, Google sẽ đánh giá các yếu tố như : Content Length, Comprehensiveness, Reading Level, Sentence & Paragraph Format.. ( Độ dài Content, Độ toàn diện và nhất quán của Content, Mức độ đọc, Định dạng của câu cú và đoạn văn...).

Tuy nhiên, không phải lúc nào người dùng google thực hiện tìm kiếm thì họ cũng muốn đọc một đoạn văn có độ dài khủng như thế, không giống như việc tìm đọc thông tin bổ sung kiến thức trên các phương tiện tạp chí. Khi nhập truy vấn tìm kiếm "best granola brands", họ sẽ bỏ qua những bài viết học thuật dài như vậy mà sẽ click vào ngay những kiểu bài viết có format "Top 10, 5 Best..." vì đây mới là thứ họ cần, họ cần 1 list những thương hiệu Granola tốt nhất và sự so sánh đánh giá giữa chúng.

Khi đó, những Content dạng List này cũng có thể viết dài miễn là đáp ứng được nhu cầu chọn sản phẩm tốt nhất cho họ. Nếu như, bạn vẫn cố gắng theo phương châm "I choose to make different" (cái này mình ví von thôi nhé ;) ), vì mình biết làm Marketing ai chẳng biết sáng tạo. Nhưng làm với anh Gồ thì mình lưu ý một chút, cái gì mà Gồ cho hiện ra ở top 1 nghĩa là Google đã xem xét, check và có những dữ liệu nhất định để biết được rằng kết quả đó là thứ khách hàng cần khi thực hiện từ khóa tìm kiếm này.

Vậy làm sao để bạn biết khi nào tạo nội dung nào là thích hợp, như trường hợp vừa rồi đây ? Đơn giản lắm, bạn cứ lên Google search với từ khóa đó và phân tích các kết quả đang ở top 10, top 20 để xem họ làm như thế nào, rồi bạn làm thế ấy và tốt hơn ;)


#4 - Gia tăng độ mạnh Authority cho Brand của bạn.
Yếu tố thứ 4 đó là Tên thương hiệu và tên website. Bạn có thể đang tự hỏi là "Ủa 2 cái này thì liên quan gì đến Content?". Sự thật là tên thương hiệu và tên website có thể được gia tăng độ mạnh Authority về chủ đề mà site của bạn nói đến. Hơi khó hiểu, lấy ví dụ ngay là thế này :

Với trang web bán Granola lúc nãy, tên site của họ là "Eat This Supermarket" và Granola 1 sản phẩm họ bán nằm trong danh mục (Category) Weight Loss (giảm cân), nhưng vì lúc này, ở trong các subfolder, các tags... (các site mà có mục blog thường làm tốt đều này) thì có nhiều article nói đến Granola và vì vậy, cùng với các yếu tố ở mục số 2,3... Google mặc định hiểu rằng "Hmm...cái site Eat This Supermarket có nhiều thông tin nói đến Granola trong các chuyên mục sức khỏe hay là có hẳn Subcategory là Granola". Mặc dù thực tế, site này đặt Granola trong Category là sản phẩm giảm cân Weight loss, nhưng vì điều này, Google cho rằng site này có một chỗ độ mạnh Authority cực cao khi nói đến chủ đề liên quan đến Granola.


#5 - Âm thanh và những kiểu nội dung trực quan khác.
Yếu tố thứ 5 đó là nội dung dạng âm thanh, các nội dung kỹ thuật số khác có thể có hiện nay (Video, Hình ảnh, Công cụ tính toán, Công cụ ước lượng tỉ giá Forex trên site...) Google có thể nhìn thấy những tính năng hữu ích của các dạng content này và bắt đầu kết hợp chúng với một vài thuật toán nào bí mật và có sự ưu tiên cho các site này.

Rand tiết lộ cách mà Google có thể dùng đánh giá các nội dung này và cho nó ra vị trí đầu tiên khi người dùng tìm kiếm như sau : Ví dụ, khi người dùng tìm kiếm với : "Mortgage Rates" , "Caculate my loan"..., Google lập tức tìm kiếm những website có nội dung có tính năng này để trả về kết quả cho người dùng. Hoặc khi, bạn thực hiện tìm kiếm tên một bài học, video của một bài hát ca sĩ nào đó hát chẳng hạn, Google lúc này bảo rằng: "Hey, bạn biết không, chúng tôi đang tìm kiếm những page nào có chứa nội dung về cái này mà ở dạng audio hoặc video để trả về kết quả cho người dùng Google của chúng tôi". Vì vậy Rand cho rằng, tất cả những kiểu nội dung mang giá trị trực quan, tương tác này cho người dùng là một trong những yếu tố giúp Google đánh giá Content của site bạn.



#6 - Google có thể tìm ra được đâu là sự thật trong Content.
Yếu tố thứ 6 mà Rand nói đến, nghe có vẻ khá bất thường vì kiểu gì Google cũng là thuật toán, robot máy móc thì làm sao biết được sự thật. Nhưng Google đã nói và giải thích về điều này ở lần công bố yếu tố xếp hạng RankBrain vào năm ngoái. 

Bạn hãy hiểu nó đơn giản nhất như sau, lại 1 lần nữa bạn phải xem xét khi muốn đưa ra thông tin gì mang tính chắc chắn và về kiến thức, bạn phải xem xét top 20 trang đầu được Google cho kết quả cao có nói như vậy không.

Giả sử như website của bạn đưa thông tin là Granola chứa 280 calories, nhưng khi Google bắt đầu quét dữ liệu qua 20 trang độ mạnh Authority cao nhất về chủ đề này không trang nào chứa dữ liệu là sản phẩm này 280 calories. Ngay lập tức Content của bạn bị đánh giá không có độ Trust.

Bạn có thể đang hỏi là sao không phải là truy vấn gì mà lại lấy ngay cái 280 caloreis, vì đây là truy vấn Google gọi là "truy vấn dạng YMYL" - Your Money Your Life. Có thể một số bạn không biết đến thuật ngữ này, để dễ hiểu nó nhất thì bạn hiểu thế này, ví dụ bạn làm về site sản phẩm, ở trang đích về sản phẩm bạn cung cấp những thông tin như thành tố của sản phẩm, lượng đường, lượng béo Fat, lượng Calories... thì đây chính là những truy vấn YMYL.



#7 - Bài học "If this, Then that"
Lời khuyên cuối cùng của Rand dành cho mọi người trong việc hiểu về cách đánh giá Content của Google đó là "nếu điều này đúng, thì tiếp theo là gì?"

Xuyên suốt buổi phân tích cách Google đánh giá Content này, Rand tập trung nói về việc Google có khả năng đánh giá cấu trúc cụm từ và câu cú trong nội dung của bạn. Google đã nói về điều này trong lần công bố thuật toán RankBrain, Google nói về việc RankBrain phân tích một truy vấn tìm kiếm. Ví dụ như với "best granola brands" , Google lúc này hiểu này "Hey, best granola brands, có phải khi thực hiện truy vấn tìm kiếm này bạn đang muốn một danh sách đa dạng các thương hiệu Granola, bạn cũng muốn một kết quả sắp xếp thứ tự đánh giá các thương hiệu sản phẩm này, bạn đang tìm kiếm một thương hiệu bán Granola đáng tin cậy chứ không phải tìm một công thức làm Granola...". Bạn thấy đó, thuật toán RankBrain mổ xẻ, phân tích cực thông minh về truy vấn tìm kiếm của người dùng.

Trong quá khứ, khi Google nhận thấy truy vấn tìm kiếm là "best sugar-free granola brands" có thể họ sẽ lập tức trả về những trang nói đến có hàng tá thứ đề cập đến "sugar" và những trang bán granola không chứa sugar thật, ít đề cập đến sugar trong nội dung thì lại bị lờ đi. Nhưng hiện tại, với RankBrain, điều này đã khác, Google lập tức tìm kiếm với suy nghĩ "chờ 1 chút, người này hình như đang tìm kiếm sản phẩm no sugar, vậy mình cần trả về cho họ 1 danh sách mà nội dung nói về no sugar cho họ"

Đó là về khía cạnh tìm kiếm, nhưng về khía cạnh nội dung thì sự thật này giúp bạn điều gì ? Như chúng ta đã biết thì không 1 ai có thể biết hết chính xác những gì Google dùng để đánh giá mọi thứ, nhưng xét về khía cạnh phân tích Content cao cấp thì những yếu tố về tiềm ẩn ngữ nghĩa bao quanh nội dung site như đã nói thì hoàn toàn cần xem xét tối ưu. Vậy nếu như bạn cảm thấy rằng "Lạ nhỉ, mình có rất nhiều liên kết, mình target từ khóa đúng và tốt, vậy sao vẫn chưa tăng thứ hạng, mình còn bỏ lỡ điều gì". Lúc này, bạn hãy tiếp tục phân tích top 10, top 20 và ngay lập tức bổ sung vào những yếu tố nội dung về chủ đề này mà bạn còn thiếu ( những yếu tố như đã phân tích ở trên đấy nhé) , ví dụ làm về sản phẩm no sugar thì còn những nội dung gì về cái này mà bạn thiếu. Vì google sẽ quét qua nó để trả về kết quả thỏa mãn người dùng.


Nguồn: Trang Đinh - vietmmo.club

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét